Bệnh cao huyết áp có ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi?

Bệnh cao huyết áp có ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi?

16/02/2021 0 Lê Hương 349
5 phút, 52 giây để đọc.

Phòng bệnh hơn trị bệnh, đối với cao huyết áp, việc phòng bệnh càng có vai trò quan trọng. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người già, về lâu dài dẫn đến giảm tuổi thọ. Bệnh cao huyết áp đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến và thường gặp nhất là những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Bệnh huyết áp nếu như không được phòng ngừa và điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng về bệnh tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…), tai biến mạch máu não, ảnh hưởng đến chức năng của thận, mắt… Dưới đây là những cách phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả cho người cao tuổi.

Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh?

Người bị cao huyết áp là những người có chỉ số huyết áp cao hơn hoặc bằng 140/90mmHg và được phân thành 3 cấp độ bệnh. Cấp độ 1 là huyết áp từ 140 – 159/90-99mmHg; cấp độ 2 là huyết áp từ 160 – 179/100-109mmHg; cấp độ 3 khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên. Tuy nhiên, với người bình thường chỉ số huyết áp cũng có sự dao động cao dần vào lúc thức giấc vào buổi sáng hoặc khi vận động hay những lúc trạng thái tinh thần bị kích thích.

  • Sử dụng chất kích
  • Yếu tố tuổi tác: người sau 35 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường, bệnh thận
  • Thiếu vận động
  • Cơ thể béo phì, tăng cân
  • Yếu tố di truyền

Ở người cao tuổi, các nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp là béo mập, tăng cholesterol, bệnh liện quan đến thận, tiểu đường, do di truyền hay thói quen lười vận động gây nên. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng có sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá cũng dẫn đến cao huyết áp ở người già.

Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả cho người cao tuổi

Bệnh huyết áp nếu như không được phòng ngừa và điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng về bệnh tim mạch(suy tim, nhồi máu cơ tim,…), tai biến mạch máu não, ảnh hưởng đến chức năng của thận, mắt,….

Huyết áp cao ở người cao tuổi bị gây ra bởi các yếu tố như béo phì, rối loạn mỡ máu (cholesterol, tryglicerit), bị bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tăng huyết áp có thể do di truyền hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày như lười vận động, nghiện rượu, hút thuốc lá, ăn mặn hay thường xuyên bị căng thẳng trong cuộc sống (stress) ….

Từ những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao cho thấy việc phòng bệnh tăng huyết áp vô cùng quan trọng, đồng thời cũng sẽ góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Sau đây là những cách để phòng tránh bệnh cao huyết áp hiệu quả cho người cao tuổi:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả cho người cao tuổi

Cân bằng cân nặng của bản thân

Béo phì, bụng to (mỡ bụng) là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cao huyết áp; vòng thắt lưng chuẩn của nữ là <85cm, ở nam <98cm. Do đó việc duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát được lượng mỡ trong cơ thể người già giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp.

Ít ai để ý béo mập, thừa cân lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cao huyết áp. Những người béo mập thường có thói quen sử dụng đồ ngọt, dầu mỡ với số lượng và tần suất thường xuyên hơn người bình thường. Duy trì cân nặng phù hợp là bạn đang từng bước bảo vệ sức khỏe; thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và các bệnh mạn tính khác.

Một ngày ăn đủ 3 bữa sáng – trưa – tối. Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau, trái cây; tăng cường các loại thực phẩm giàu kali như giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, khoai sọ, ngô, khoai tây. Trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam) có tác dụng hạn chế xơ vỡ động mạch.

Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật; dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

Xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý

Bổ sung các chất xơ có trong các loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Hạn chế dùng mỡ, chất ngọt và ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng…

Trong cá có chứa một loại protein có tác dụng hạ huyết áp; do đó trong thực đơn nên bổ sung ăn nhiều cá hơn thịt; đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, dê, ngựa,.. không nên ăn hoặc hạn chế ăn. Không nên ăn nội tạng của động vât như tim, gan, lòng,…. Vì trong các bộ phận này có chứa nhiều protein làm cho quá trình trao đổi chất sinh ra các độc tố làm cho huyết áp tăng cao.

Khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi thì nên giảm bớt lượng muối; cho ít hơn so với bình thường, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali và canxi. Một người trưởng thành nhu cầu muối ăn trung bình khoảng 6g/ngày.

Với những người có thói quen uống rượu bia, cafe, chè, hút thuốc thì nhất định phải bỏ; vì đây là cách phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả hơn so với các biện pháp. Hạn chế sử dụng các loại nước có ga vì hàm lượng natri có trong này rất cao; các loại bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri làm huyết áp tăng cao.

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên 

Việc tập luyện thể dục quan trọng nhất là tính thường xuyên và đều đặn. Với người cao tuổi thì hàng ngày chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng; không nên tập những động tác mạnh, dễ gây chấn thương. Việc tập luyện cần căn cứ vào thể trạng của từng người để có chế độ; kết hợp các bài tập phù hợp.

Tránh gây những căng thẳng, stress cho người già, đảm bảo giấc ngủ thoải mái.

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên 

Hi vọng những chia sẻ của hhi sẽ giải đáp được thắc mắc về bệnh cao huyết áp cho bạn.

Nguồn: thuoctimmach.vn