Bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh hiệu quả cho trẻ em

Bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh hiệu quả cho trẻ em

26/02/2021 0 Trần Uyên 269
4 phút, 49 giây để đọc.

Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi. Vậy các biểu hiện của bệnh như sốt, miệng, lòng bàn tay, chân nổi mụn nước,… có phải là dấu hiệu của bệnh không? Hãy cùng HHI tìm hiểu ngay về căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ này để phòng bệnh trẻ em hiệu quả nhé.

Khái niệm về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra cho trẻ. Đây là những loại virus xuất hiện trong đường tiêu hóa và dễ dàng lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do hệ miễn dịch còn khá yếu và chưa phát triển hoàn thiện. Dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập làm sức khỏe suy yếu. Tuy nhiên trẻ em trên 5 tuổi vẫn có khả năng mắc bệnh này. Đặc biệt là vào mùa xuân, hè và thu.

Khái niệm về bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh

Bệnh tay chân miệng thường lây qua miệng, đường phân và do tiếp xúc trực tiếp. Dễ lây lan nhất chính là từ các nơi chứa dịch nhiễm như nước bọt, nốt phỏng nước, mũi hay họng. Hay lây lan từ các chất bài viết của bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh đã từng tiếp xúc qua như bàn ghế, nền nhà, đồ dùng cá nhân, đồ ăn,…

Đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là đường hô hấp như ho, hắt hơi, nói chuyện, tiếp xúc gần nguồn bệnh,… Làm virus dễ lây lan từ người này sang người khác.

Xem thêm: Các bài viết về phòng bệnh trẻ em để biết cách chăm sóc trẻ.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh này có thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 7 ngày. Ban đầu, trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện giống với bệnh cảm cúm như đau họng, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi,… Sau 2 ngày thì các biểu hiện trên sẽ thuyên giảm và dấu hiệu bệnh tay chân miệng xuất hiện rõ.

Trẻ sẽ có những nốt mụn nước trên da trong khoang miệng (lưỡi; má trong), lòng bàn tay và bàn chân. Mụn nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn. Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này.

Khi mới xuất hiện, các nốt ban này nổi lên như vết sẹo nhỏ, hơi đỏ và phẳng. Sau đó chúng dần phồng rộp lên chứa nước bên trong như những bóng nước hình bầu dục, hồng ban, màu xám; khi lành không gây sẹo. Những nốt này không đau và không ngứa (phân biệt với thủy đậu ngứa và đau nhức khó chịu).

Giai đoạn các mụn nước ở miệng và những vị trí khác vỡ ra gây loét rộng vết hở. Làm trẻ đau đớn, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh những vết thương hở này tránh để nhiễm trùng.

bệnh tay chân miệng còn có 1 số triệu chứng

Ngoài dấu hiệu dễ nhận biết trên, bệnh tay chân miệng còn có 1 số triệu chứng như sau:

  • Đau nhức, mỏi cơ bắp, đau đầu, cứng cổ.
  • Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, ăn không ngon miệng.
  • Trẻ em hay bị chảy nước miếng do đau họng.
  • Trẻ chỉ thích đồ uống lạnh và thức ăn dạng lỏng.

Khi nào thì trẻ hết lây bệnh?

Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh, bạn nên mua râu ngô (bắp) hoặc một số loại nước rau quả giải nhiệt khác cho bé uống.

Để tránh lây lan bệnh sang người khác, bạn nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày. Bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh.

Cách điều trị

Khi phát hiện một số dấu hiệu của bệnh; bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm để chẩn đoán đúng bệnh.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Trường hợp bé bị sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamon để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.

chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng; bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.

Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát; tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng; nguội; dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ…Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép. Mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ. Trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.

Trên đây là 1 số cách phòng bệnh trẻ em liên quan đến bệnh tay chân miệng mà HHI gợi ý cho các bậc phụ huynh.

Nguồn: bvnhithaibinh.vn