Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả

26/02/2021 0 Trần Uyên 251
4 phút, 53 giây để đọc.

Bệnh chàm là bệnh viêm da mãn tính hay xuất hiện và tái phát ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là ở trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình mắc bệnh dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Trẻ mắc bệnh này cần phải được điều trị, chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để hạn chế tái phát. Hãy cùng HHI tìm hiểu thông tin về loại bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ để phòng bệnh trẻ em hiệu quả trong bài viết này nhé.

Triệu chứng của bệnh chàm

Hôm nay phòng bệnh trẻ em sẽ giới thiệu đến chứng bệnh chàm ở trẻ em; biểu hiện đầu tiên khi trẻ mắc bệnh chính là những mảng hồng ban, có mụn nước, sần; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Thường xuất hiện ở 2 gò má, cằm, trán, da đầu. Nhưng không xuất hiện ở mắt và mũi. Bệnh tiến triển nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, da đầu, khuỷu tay và cả tứ chi. Chỉ riêng vùng tả lót và nách sẽ không bị ảnh hưởng.

Tuy bệnh này không nguy hại cho sức khỏe con trẻ. Nhưng bệnh làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon, hay khóc, ít bú. Ở vùng da bị tổn thương có tình trạng khô căng, nứt nẻ. Trẻ sẽ hay gãi, cào làm trầy xước và chảy máu ở vùng da đó. Khiến chúng bị bội nhiễm.

Triệu chứng của bệnh chàm

Cách điều trị hiệu quả

Khi có các triệu chứng của bệnh chàm, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu. Để bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa và tránh tái phát bệnh chàm sau đây:

Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để da luôn khô ráo, không đổ nhiều mồ hôi. Tắm và lau người bằng nước ấm. Cho trẻ mặc các trang phục bằng chất liệu cotton mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt để da thông thoáng. Thay quần áo thường xuyên. Nhà ở phải thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không nuôi chó, mèo. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp, vệ sinh đệm, chăn, gối, giường ngủ của trẻ hàng ngày.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nghi ngờ có tính chất gây dị ứng có thể làm bệnh chàm của bé nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước.

Tránh gãi ngứa, chà xát, nên cắt ngắn móng tay để tránh bé gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nên đi găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Không nên tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc bôi có chứa corticosteroids. Không nên cho bé tiêm chủng trong thời gian điều trị vì có thể làm bệnh nặng thêm.

Một số điều cần tránh khi bé mắc bệnh chàm

Chàm không phải là một phản ứng dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, ở một số bé, những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, sữa đậu nành, lúa mì, đậu phộng có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh ở chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên bỏ những thức ăn này ra khỏi chế độ ăn của bé.

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho các vết chàm trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý cho bé mặc những trang phục phù hợp với thời tiết.
  • Nếu bệnh chàm bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để đối phó.
  • Hãy để bé tránh xa khói thuốc lá.
  • Đừng để bé bị căng thẳng.

 Một số điều cần tránh khi bé mắc bệnh chàm

Nếu bé uống sữa bột, bạn hãy thử đổi một loại sữa khác ngoại trừ sữa đậu nành. Những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sẽ có con mắc bệnh chàm khi bé lên 2 tuổi. Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai. Vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.

Làm sao khi bệnh chàm không có dấu hiệu thuyên giảm?

Làm sao khi bệnh chàm không có dấu hiệu thuyên giảm?

  • Trước tiên, bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến bé mắc bệnh. Nếu bé đi nhà trẻ, bạn hãy nói cho cô giáo biết rõ tình trạng của con mình.
  • Nếu bệnh chàm của bé không giảm, bạn hãy đưa bé đi khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại steroid bôi tại chỗ.
  • Nếu loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại steroid mạnh hơn. Nếu bé vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị sốt, nhiễm trùng như chảy máu, có mủ màu vàng, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.

Lưu ý: Đối với trẻ bị bệnh chàm, cha mẹ cần chú ý tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng như: Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí ô  nhiễm, vật nuôi như chó mèo); Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc;…  để tránh làm bệnh nặng thêm đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh chàm ở trẻ.

Trên đây, HHI đã gợi ý về một số lưu ý về bệnh chàm cho các bậc phụ huynh để phòng bệnh trẻ em. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh chàm và biết cách chăm sóc trẻ hiệu quả.

Nguồn: suckhoedoisong.vn