Cách tăng cường sức khỏe cho con trẻ khi đi học

Cách tăng cường sức khỏe cho con trẻ khi đi học

26/02/2021 0 Trần Uyên 276
5 phút, 19 giây để đọc.

Giai đoạn đi học của trẻ thường thời gian đầu sẽ hay bị bệnh, sức khỏe yếu. Để tránh điều này, bậc phụ huynh cần tìm hiểu về những thông tin hữu ích để tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Trường học là nơi trẻ nhỏ học nhiều điều mới và phát triển khả năng tư duy, nhận thức. Nhằm giúp trẻ có trí tuệ thông suốt và hiểu biết về đời sống xung quanh. Nhưng nhiều bậc phụ huynh lại chần chừ không muốn đưa con trẻ đi học. Do con trẻ đi học được vài buổi lại bị ốm cả tuần. Chính vì vậy, cha mẹ làm thể nào để con đi học nhưng không bị bệnh là điều mà họ rất lo lắng. Hãy cùng HHI xem những chia sẻ về phòng bệnh trẻ em cũng như tăng cường sức khỏe cho trẻ ngay bên dưới nhé.

Tại sao trẻ đi học lại dễ bị ốm?

Ở nhà và cả trường học là 2 môi trường sống khác nhau. Khi ở nhà, trẻ sẽ ít tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên ít bị ốm hơn. Nhưng khi đến trướng, nhiều nguồn bệnh từ bạn bè hay do sử dụng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân, đồ chơi, gối,… Các bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bao gồm bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, cúm, bệnh sởi, đau mắt đỏ…

Ngoài ra còn có các bệnh như bệnh ngoài da, táo bón, tâm lí không ổn định do xa cha mẹ,… Trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiểu do nín tiểu lâu; uống quá ít nước và không vệ sinh sạch sau khi đi vệ sinh.

Cách để tăng cường sức khỏe cho trẻ

Tiêm ngừa đầy đủ

Tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển tốt hơn; thể chất khỏe mạnh, tránh được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn lây bệnh. Nên đi theo quy trình tiêm chủng của quốc gia. Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy vào hoàn cảnh và quan điểm của gia đình nhưng cũng nên cho bé tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm.

Dạy cách rửa tay

Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh hữu ích nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng hành động rửa tay của trẻ đã có thể làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền vi khuẩn, virus, nấm… vốn là nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở trường học. Để bảo vệ sức khỏe con yêu, bạn cần dạy trẻ rửa tay đúng cách càng sớm càng tốt, đặc biệt là rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn không chỉ giúp rửa sạch các vi khuẩn có hại trên tay mà còn giúp phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và người xung quanh.

Cách để tăng cường sức khỏe cho trẻ

Tăng cường sức khỏe cho cả gia đình

Việc duy trì lối sống khoa học để giữ cho hệ miễn dịch của bé luôn hoạt động mạnh mẽ là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh tật khi đến trường. Ngủ đủ giấc, duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, giữ thái độ sống tích cực và rửa tay thường xuyên là những cách đơn giản để có thể phòng bệnh hiệu quả.

Giữ vệ sinh cá nhân

Một số thói quen vệ sinh cá nhân như không chạm vào mặt thường xuyên, che miệng khi ho, hắt hơi, không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn mặt… là những điều bạn nên nói với trẻ thường xuyên trước khi cho trẻ đến trường. Bởi nếu trẻ thực hiện đúng những điều này, nguy cơ con bị bệnh khi đến trường sẽ giảm thiểu đáng kể.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố then chốt quyết định bé có khỏe mạnh hay không. Theo nghiên cứu, giấc ngủ không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất; tinh thần mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé học tốt hơn. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần ngủ khoảng 13 – 14 giờ/ngày; trẻ từ 3 – 6 tuổi cần khoảng 11 – 12 giờ/ngày. Do đó, ngoài thời gian ngủ ở trường, cha mẹ cần đảm bảo ở nhà con ngủ khoảng 11 giờ với trẻ 1 – 3 tuổi; 9 giờ với trẻ 3 – 6 tuổi.

Xem thêm: Gợi ý cách phòng bệnh trẻ em mà bạn nên biết

Quy tắc phòng bệnh chung cho trẻ

Trong độ tuổi đến trường, trẻ vận động rất nhiều nên cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Và cân bằng giúp con có đầy đủ năng lượng và có sức đề kháng tốt nhất, chống lại bệnh tật. Hãy cố gắng đảm bảo duy trì chế độ ăn; tăng sự thèm ăn bằng các món hợp khẩu vị trong thời gian trẻ bị bệnh. Chú ý cho trẻ ăn bù kéo dài từ 2-3 tuần để trẻ lấy lại sức. Dưới đây là một số thực phẩm đặc biệt quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Tăng cường sức khỏe cho cả gia đình

Ngoài việc cung cấp chất đạm, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho đảm bảo việc duy trì các chức năng của cơ thể. Thịt cá còn mang đến nguồn khoáng chất quan trọng như kẽm, selen, axit béo Omega-3; giúp các tế bào bạch cầu luôn khỏe. Nhờ đó, việc nhận diện và tiêu diệt các virus; vi khuẩn có hại trở nên hiệu quả hơn; mang đến lợi ích cho việc phát triển tối ưu của hệ miễn dịch trẻ.

Như chúng ta biết trái cây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Ngoài việc cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào; trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch; chống lại bệnh tật đối với trẻ đang độ tuổi đến trường.

Trên đây là 1 số lưu ý nhằm phòng bệnh trẻ em hiệu quả khi con đi học mà HHI gửi đến bạn đọc.

Nguồn: hellobacsi.com