Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư

25/02/2021 0 Phạm Thanh 308
5 phút, 49 giây để đọc.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối và phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và sự hồi phục của người bệnh. Ngược lại, sự thiếu sót trong chế độ ăn uống cũng có thể đẩy nhanh sự phát triển của ung thư và khiến bệnh nhân suy nhược nghiêm trọng.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp dinh dưỡng của cơ thể. tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Do vậy, với người bệnh đã và đang điều trị ung thư cần có một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi, đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.

Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ từ  GS.TS Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng; phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện K  (Hà Nội); về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng luôn đầy đủ, cân đối và hợp lý

Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn dinh dưỡng; tương tự như người bình thường, tức là đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng

Cung cấp đủ năng lượng

Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau; tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản; mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật. Năng lượng trong khẩu phần ăn; chủ yếu từ các loại thức ăn giàu tinh bột (cơm, bún, bánh mì..); do đó cần chú trọng đối vưới các loại thực phẩm này, tránh dư thừa năng lượng. Theo độ tuổi khác nhau; cơ thể cần được cung cấp khoảng từ 200 – 300 g gạo một ngày; hoặc lượng tương đương các thực phẩm như bánh mì, ngô, khoai…

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Luôn cân đối các thành phần dinh dưỡng trong chế độ dinh dưỡng

Trong 4 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm: protein,lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong đó protein, chất béo và tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là protid (12-14%); lipid (20-30%) và glucid (56-68%). Chất đạm từ các nguồn gốc động vật (thịt, cá, tôm, cua…); hay thực vật (đậu nành, đậu phộng…).

Chất béo là hết sức quan trọng, cung cấp năng lượng cao (9kcal) là môi trường hòa tan các vitamin; nhưng cần ăn cân đối giữa các nguồn chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật. Chú ý đến tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3; vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta cần ăn 400g rau, 200g quả chín; thịt động vật để cung cấp các khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Đảm bảo thực phẩm luôn đa dạng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý; cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm; để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.

Trong trường hợp bệnh nhân không ăn đầy đủ; thì phải được bổ sung thêm. Ngược lại, nếu bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến thể trạng; như thừa cân, béo phì, các bệnh lý nền khác… thì cần có sự điều chỉnh  phù hợp.

Chế độ khác biệt đối với từng cá thể 

Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có những đặc điểm bệnh lý; tình trạng sức khỏe, thể trạng khác nhau. Cho nên, việc chăm sóc chế độ ăn phù hợp; cho đặc điểm thể trạng của từng bệnh nhân là vô cùng quan trọng.

Đơn cử, trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày; các vấn đề như trào ngược dạ dày, thực quản, nôn ói… sẽ khó có thể điều trị dứt điểm nếu không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa; có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân; ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; nếu kéo dài bệnh nhân có thể bị sụt cân, ảnh hưởng sức khỏe; cũng như ảnh hưởng về mặt tinh thần ở bệnh nhân.

 chế độ dinh dưỡng

Với các trường hợp này, nếu bệnh nhận được chăm sóc tại gia đình; người nhà bệnh nhân nên thử các loại thức ăn khác nhau theo khẩu vị của người bệnh. Người nhà bệnh nhân cần áp dụng nhiều cách chế biến khác nhau; để có các món ăn dễ tiêu, giúp người bệnh không gặp các vấn đề liên quan; đến quá trình tiêu hóa như trào ngược, nôn ói. Cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi, giàu dinh dưỡng.

Phân loại các dưỡng chất

Các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cần được cân đối; giữa các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột cũng như rau xanh, hoa quả chín… Nên chọn các phương thức chế biến giúp thực phẩm mềm, nhừ dễ hấp thu. Nếu người bệnh có thể ăn được cơm thì cơm nên nấu chín mềm, thịt băm nhỏ, xay nhỏ, hầm nhừ. Các loại rau cần thái nhỏ; không nên nấu quá kỹ để tránh mất các vitamin và dưỡng chất.

thành phần dinh dưỡng trong chế độ dinh dưỡng

Khuyến nghị người bệnh nên ăn các loại cá như cá mòi, cá thu, cá hồi…; để cung cấp các thành phần dinh dưỡng như i-ốt, omega 3… giúp bệnh nhân phục hồi và tăng cường sức khỏe. Đạm từ cá dễ hấp thu hơn so với từ thịt; trứng và sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng tốt.

Tùy từng người, từng bệnh ung thư có những yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sỹ điều trị; để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.

Chúc bạn đọc cùng gia đình nhiều sức khỏe! Đừng quên theo dõi các bài viết dinh dưỡng khác tại HHI nhé!
Nguồn: suckhoedoisong.vn