Đất dịch vụ vùng ven giúp các nhà đầu tư thắng đậm

Đất dịch vụ vùng ven giúp các nhà đầu tư thắng đậm

01/03/2021 0 Trần Trang 272
5 phút, 49 giây để đọc.

Đất dịch vụ ở ngoại thành Hà Nội đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong nhiều năm, một phần khiến giá tăng mạnh tại Hà Nội trong 5 năm qua. Thị trường vốn không giống như thị trường phía Nam. Đất dịch vụ là loại đất được đền bù cho những hộ bị thu hồi trên 1/3 diện tích đất ruộng để chuyển đổi nghề. 

Đất dịch vụ

Đất dịch vụ là loại đất được đền bù cho các hộ dân bị thu hồi hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp. Đang sử dụng để chuyển đổi nghề nghiệp. Loại đất này có diện tích phổ biến là 40 – 50 m2. Đất dịch vụ sở hữu nhiều ưu điểm hứa hẹn khả năng sinh lợi lớn.  Khi đầu tư như vị trí đẹp, nằm trong hoặc ngay liền kề khu đô thị hoặc dự án khu đô thị mới. Nên có quy hoạch, pháp lý minh bạch, rõ ràng.

Giới đầu tư thắng đậm với đất dịch vụ vùng ven

Ngoài ra hệ thống hạ tầng kĩ thuật từ giao thông đến xã hội tại khu vực có đất dịch vụ. Đều được hoàn thiện bài bản và có sự đồng bộ trong kết nối. Đáng chú ý, giá đất dịch vụ chỉ bằng 1/2 so với đất dự án xung quanh. Và với bản chất là đất đền bù cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Để chuyển đổi nghề nghiệp nên loại đất này thường hiện diện ở các vùng đang phát triển. Có tốc độ đô thị hóa cao.

Như vậy, rõ ràng tiềm năng tăng giá, sinh lời của đất dịch vụ sẽ cao hơn. So với những khu vực đã có sự ổn định trong phát triển. Chính bởi vậy mà đất dịch vụ vùng ven Hà Nội luôn lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư sành sỏi.

Các quy định của pháp luật về đất dịch vụ

– Về việc chuyển nhượng, mua bán đất dịch vụ: Đất dịch vụ có thể chuyển nhượng, mua bán, tặng cho. Thừa kế hoặc thế chấp. Các điều kiện để thực hiện các giao dịch này được quy định chi tiết tại Điều 188 – Luật Đất đai năm 2013.

– Về việc xây nhà ở trên đất dịch vụ: Như trên cũng đã đề cập người dân xây nhà trên đất dịch vụ sẽ được coi như nhà ở kết hợp kinh doanh. Họ vẫn có thể xây nhà ở cao tầng miễn là việc xây dựng đó. Tuân thủ theo đúng với lộ trình quy hoạch đô thị tại khu vực đó. Và tất nhiên việc xây nhà trên đất dịch vụ thì người dân phải tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng. Theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tiềm năng của đất dịch vụ đối với các nhà đầu tư

Tiềm năng của đất dịch vụ

Tại Hà Nội, thị trường đất dịch vụ sôi động nhất ở khu vùng ven phía Tây thành phố. Với các địa điểm tiêu biểu như Dương Nội, Yên Nghĩa, Đồng Mai, Kiến Hưng (Hà Đông), An Thượng, An Khánh (Hoài Đức), khu Linh Đàm (Hoàng Mai). Đây cũng là những nơi mà đất dịch vụ có mức tăng giá đáng kể với biên độ thời gian 4-5 năm.

Cụ thể, tại Hà Đông, theo tìm hiểu của HHI, đầu năm 2017. Đất dịch vụ Đồng Mai được rao bán trung bình 14-16 triệu đồng/m2 thì đến đầu năm 2021. Giá bán đã vọt lên mức trung bình 30-35 triệu đồng/m2. Một số vị trí đẹp, đắc địa, giá được chào bán lên tới 40-50 triệu đồng/m2. Năm 2016, giá rao phổ biến đất dịch vụ Dương Nội là 38-45 triệu đồng/m2. Thì đến nay mức rao bán trên thị trường đã chạm mức 80-90 triệu đồng/m2.

Thậm chí với những lô đất dịch vụ sát Aeon Mall Hà Đông. Giáo rao bán ở thời điểm hiện tại dao động từ 150-180 triệu đồng/m2. Năm 2017, đất dịch vụ Yên Nghĩa giao dịch ở mức 30-35 triệu đồng/m2 thì đến đầu năm 2021. Mức giá chào bán và giao dịch đã lên tới 55-60 triệu đồng/m2. Cũng trong năm 2017, đất dịch vụ khu vực Đìa Lão – Mậu Lương – Kiến Hưng có giá bán là 36-40 triệu đồng/m2. Những mảnh có vị trí đắc địa, đường lớn 18,5m, hướng Đông Nam. Giá lên tới 60 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm 2020, đầu 2021. Mức giá khảo sát ở cả chào bán và giao dịch đều đã vọt lên 60-65 triệu đồng/m2. Những mảnh đẹp. Giá lên tới hơn 100 triệu đồng/m2.

Đất tăng giá mạnh giúp nhà đầu tư thắng đậm

Đất tăng giá mạnh

Cùng biên độ thời gian này, đất dịch vụ Hoài Đức cũng tăng giá mạnh. Cuối năm 2017, đất dịch vụ thuộc các thôn Đào Nguyên, thôn Ngự Câu, thôn An Hạ (xã An Thượng). Được rao bán phổ biến ở mức 10-12 triệu đồng/m2 thì đến nay. Tùy vị trí, mức giá này đã lên 29-35 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ An Thọ (An Khánh) giá cũng tăng từ 10-14 triệu đồng/m2 lên mức 30-35 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ Phú Vinh, Vân Lũng, Yên Lũng (An Khánh) giá cũng tăng từ 7-8 triệu đồng/m2 lên mức 25-30 triệu đồng/m2. Hay tại Hoàng Mai, vào năm 2016, đất dịch vụ liền kề Tây Nam Linh Đàm có giá 30-40 triệu đồng/m2. Thì nay mức giá lên tới 55-70 triệu đồng/m2.

Theo chia sẻ của các môi giới thì mỗi năm đất dịch vụ đều tăng giá trung bình 10-20%. Thanh khoản nhanh chậm tùy từng thời điểm của thị trường. Do đó, không khó hiểu khi với biên độ thời gian 5 năm, đất dịch vụ ở nhiều nơi đạt mức tăng giá 100%. Thậm chí cao hơn. Nhiều năm qua, phân khúc này vẫn luôn có sức hút với giới đầu tư. Nhà đầu tư Đinh Hải Minh cho biết. Nhóm nhà đầu tư của ông đã từng rải tiền ở các thị trường có đất dịch vụ từ 5 năm trước. Có giai đoạn thị trường gặp khó không bán được.  Nhưng khi thị trường phục hồi thì phân khúc này có mức tăng tốt.

“Tôi có người bạn cùng mua đất dịch vụ Hoài Đức trong nhóm. Khi thị trường đóng băng rao bán mãi không ai mua. Người bạn này chán, vứt đó mấy năm không ngó tới. Nhưng gần đây Hoài Đức sôi động trở lại. Mảnh đất rao bán thành công và thu lãi đậm. Những nhà đầu tư trường vốn ở thị trường bất động sản, đầu tư lâu dài đều thắng lớn với phân khúc đất dịch vụ”, ông Minh cho biết.

Nguồn: batdongsan.com