Hãy thử các mẹo này để cai nghiện cà phê thành công nhé!

Hãy thử các mẹo này để cai nghiện cà phê thành công nhé!

21/02/2021 0 Võ Lựu 321
8 phút, 35 giây để đọc.

Có rất nhiều người sử dụng cà phê để chữa buồn ngủ, đặc biệt là những người phải chịu áp lực cao và làm việc căng thẳng. Tôi cũng là một người từng nghiện cà phê vì phải thức khuya sử dụng máy tính. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe của tôi, tôi đã phải cố gắng cai nghiện cà phê và thất bại hàng chục lần. Tôi bị chứng rối loạn lo âu, còn được gọi là bệnh thần kinh tự trị, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và mất kiểm soát.

Mình thường bị run tay, khó thở, tim đập nhanh và tê đầu ngón tay mỗi khi hồi hộp, và triệu chứng này nhân lên gấp ba lần khi mình sử dụng những đồ uống chứa caffeine, kể cả khi lúc đó không có chuyện gì khiến cho mình hồi hộp. Mình cố gắng bỏ cà phê nhưng chỉ được hai ngày thôi là mình bị những cơn nhức đầu khủng khiếp hành hạ, cùng với cảm giác buồn ngủ kinh khủng, cơ thể dường như không có chút sức lực nào.

Thế nhưng cuối cùng mình cũng đã cai nghiện thành công. Mình biết có rất nhiều người rơi vào trường hợp như mình, đó là lý do vì sao hôm nay mình viết bài viết này để gửi đến các bạn. Đây là những mẹo mình đã áp dụng trong khoảng thời gian đó:

Những triệu chứng thường gặp khi bạn đang cai cà phê

Những triệu chứng thường gặp khi bạn đang cai cà phê

Lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày càng nhiều thì khi bạn cai nghiện cà phê, các triệu chứng sẽ càng rõ ràng và càng kéo dài hơn. Thông thường các triệu chứng cai nghiện cà phê sau kéo dài 2–9 ngày.

Cảm thấy nhức đầu

Nhức đầu là vấn đề phổ biến nhất mà bạn sẽ phải đối mặt khi cai nghiện cà phê. Nguyên nhân là do cà phê hạn chế các mạch máu não, khiến cho máu lưu thông chậm. Khi bạn ngưng uống cà phê, các mạch máu bị hạn chế này sẽ mở rộng khiến cho lưu lượng máu lưu thông tới não tăng lên. Não sẽ phải điều chỉnh để thích ứng với sự gia tăng lưu thông máu, do đó dẫn tới đau đầu.

Bạn không cần quá lo lắng vì khi não thích ứng được với sự thay đổi lưu lượng máu thì cơn đau đầu sẽ biến mất. Mức đau đầu nặng hay nhẹ và kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng từng người và lượng cà phê mà họ thường tiêu thụ.

>>> Đọc thêm các bài viết về bí quyết khỏe & đẹp

Luôn trong trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi cũng là một triệu chứng phổ biến nhiều người gặp phải khi cai nghiện cà phê. Cà phê chặn các thụ thể adenosine gây mệt mỏi, từ đó cải thiện trạng thái năng lượng của cơ thể và giảm buồn ngủ. Khi lượng cà phê cung cấp cho cơ thể bị giới hạn thì khả năng ức chế thụ thể adenosine sẽ giảm, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Mặc dù mệt mỏi có thể khiến bạn khó chịu, việc duy trì sự ổn định của các chất dẫn truyền thần kinh sẽ giúp duy trì mức năng lượng ổn định hơn. Cà phê nhanh chóng được hấp thụ vào máu và bài tiết qua nước tiểu nên rất khó duy trì sự ổn định này mà còn có thể khiến bạn bị phụ thuộc.

Tâm trạng bất thường

Cai nghiện cà phê có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và tâm trạng. Cà phê kích thích cơ thể tiết các hormone adrenaline, cortisol và epinephrine và làm tăng hàm lượng các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và neropinephrine. Nếu bạn bị phụ thuộc về mặt tâm lý và sinh lý vào cà phê, bạn có thể rơi vào trạng thái lo âu, mất tập trung và chán nản.

Nguyên nhân gây thay đổi tâm trạng khi cai nghiện cà phê là do cơ thể bạn cần phải điều chỉnh để thích ứng với việc thiếu những nguồn kích thích. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ được cải thiện khi bạn đã quen.

Các mẹo giúp cai nghiện cà phê

Luôn có sẵn vài viên thuốc giảm đau

Luôn có sẵn vài viên thuốc giảm đau

Các bạn phải chuẩn bị sẵn vài viên thuốc giảm đau ở nhà, và mang thuốc theo bên cạnh mình khi ra ngoài, để khi đau quá chịu không nổi thì sử dụng. Loại thuốc mình dùng là paracetamol dạng viên sủi. Các bạn cần phải sử dụng mỗi ngày một viên thuốc giảm đau trong tuần cai cà phê đầu tiên. Đừng sợ mình bị lệ thuộc thuốc, cũng đừng sợ mình sẽ bị đau đầu thế này mãi mãi. Bạn chỉ đau trong vòng một tuần đầu tiên đó thôi.

Sau khi cai nghiện cà phê thành công thì mình mới nhận ra rằng: lý do khiến mình cứ mãi không bỏ được cà phê là vì mình không vượt qua được những cơn đau đầu trong một tuần đầu tiên. Và mình còn nghĩ rằng nếu mình bỏ cà phê thì mình sẽ đau đầu vĩnh viễn. Hóa ra không phải như vậy, mình đã rất khỏe khoắn trong tuần kế tiếp và chẳng có gì xảy ra. Phải có trải qua gian nan thì mới có thành công được, điều này luôn đúng với mọi việc. Mình tin các bạn sẽ làm được giống như mình.

Cai cà phê vào lúc không có việc quan trọng hoặc tuần nghỉ lễ

Cai cà phê vào lúc không có việc quan trọng hoặc tuần nghỉ lễ

Việc ngưng uống cà phê đột ngột sẽ khiến cho bạn bị mất năng lượng, uể oải, buồn ngủ, cáu gắt và đau đầu, vì vậy sẽ không thể nào làm tốt công việc được. Nếu bạn cai cà phê vào tuần có kỳ thi quan trọng, deadline công việc sắp đến, hoặc bạn đang cần làm một việc gì đó đòi hỏi sự tập trung cao độ thì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ.

Mình khuyên bạn nên chọn dịp lễ, tết, nghỉ hè (đối với các bạn học sinh sinh viên) hoặc bạn xin nghỉ phép hẳn một tuần nếu có thể, và hãy cố gắng cai nghiện cà phê trong tuần này, đây là cơ hội của các bạn đấy, vì nếu bị mệt trong thời gian nghỉ học, nghỉ làm thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống của các bạn.

Thay thế bằng các đồ uống tốt cho sức khỏe 

Thay thế bằng các đồ uống tốt cho sức khỏe 

Đôi khi việc uống cà phê hằng ngày của bạn chỉ là một thói quen. Vậy nên nếu bạn không uống cà phê nữa; chắc chắn bạn sẽ có cảm giác trống trải khi thiếu vắng đi thói quen quen thuộc hằng ngày. Bạn có thể lấp đầy khoảng trống đó bằng cách thay thế ly cà phê quen thuộc bằng một loại đồ uống khác không chứa caffeine, mà lại tốt cho sức khỏe như nước trái cây, các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà. Điều đó sẽ giúp tay và miệng của bạn có việc để làm, và lại còn hình thành nên một thói quen mới để thay thế cho thói quen cũ là uống cà phê.

Lời khuyên của mình là đến khung giờ pha cà phê quen thuộc của bạn; hãy đứng dậy và pha cho mình một loại đồ uống khác. Dần dần bạn sẽ thấy rằng uống cà phê chỉ là một sự lựa chọn. Bạn có quyền ngưng uống cà phê khi thấy nó không còn phù hợp với bạn nữa.

Ngủ nhiều hơn vào 3 ngày đầu

Ngủ nhiều hơn vào 3 ngày đầu

Khi bỏ cà phê bạn sẽ cảm thấy rất buồn ngủ dù bạn đã ngủ đủ vào ban đêm. Vì sao?

Vì khi bạn uống cà phê; caffeine sẽ thay thế adenosine để gắn kết với “các thụ thể thần kinh”; điều này làm cho chúng ta cảm thấy tỉnh táo. Adenosine là chất dẫn truyền thần kinh trong não; đây là chất sẽ làm cho chúng ta buồn ngủ; càng nhiều adenosine thì càng cảm thấy buồn ngủ.

Trong khi đó caffeine có cấu trúc hóa học rất giống với adenosine; nên có thể tạm thời thay thế adenosine; và như thế thay vì cảm thấy buồn ngủ thì ta lại cảm thấy tỉnh táo.

Khi không uống cà phê nữa, các chất gây buồn ngủ không còn bị khóa; sẽ bắt đầu tấn công não. Bộ não vẫn nhầm tưởng rằng mình sẽ tiếp tục uống cà phê; nên sản xuất ra thêm nhiều adenosine để giúp bộ não cân bằng như mọi khi.

Hiện tượng này sẽ mất trong ba ngày đầu tiên, và kéo dài nhất là một tuần; cho đến khi não bộ quen dần với lối sống không cà phê. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng; khi cảm thấy lờ đờ không muốn làm gì khi bỏ uống cà phê. Đừng vội đi tìm một tách cà phê cho mình; và tuyên bố bỏ cuộc, vì cảm giác này sẽ qua nhanh thôi. Chỉ cần bạn giữ vững ý chí trong vài ngày là đủ.

Luôn có ý chí vững vàng

Luôn có ý chí vững vàng

Đây mới chính là điều quan trọng. Dù là từ bỏ một thói quen xấu; hay hình thành một thói quen tốt đều cần ý chí mạnh mẽ. Nếu như mình cung cấp cho bạn tất cả những mẹo hữu ích cho việc bỏ cà phê; nhưng bạn không có ý chí kiên định và bỏ cuộc ngay sau ngày đầu tiên; thì mình tin chắc bạn sẽ không thể nào thành công. Mình từng là một người thử cai nghiện cà phê; và thất bại rất nhiều lần, nhưng cuối cùng mình vẫn vượt qua; mình có thể làm được thì tại sao bạn lại không?

Mỗi khi có ý định bỏ cuộc, hãy quay lại đây để đọc bài viết của trang HHI này. Mình sẽ vẫn ở đây và ủng hộ cho bạn. Nếu cần thêm động lực hoặc thông tin, bạn có thể bình luận dưới bài viết và mình sẽ động viên bạn.

Nguồn: meohaycuocsong.com