Làm sao để phát hiện và phòng ngừa bệnh viêm bờ mi ở trẻ?
26/02/2021Viêm bờ mi ở trẻ em là tình trạng viêm các tuyến dầu của mi mắt. Bệnh lý này có thể gây sưng mí mắt; và hình thành vảy xung quanh lông mi. Ngay cả sau khi điều trị và các triệu chứng biến mất; bệnh thường có thể tái phát trong nhiều năm; có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt và rụng lông mi. Vậy cách phòng bệnh và điều trị viêm bờ mi ở trẻ em sẽ như thế nào?
Viêm bờ mi hay chứng kết hạt quanh mí mắt là tình trạng viêm mí mắt; đặc biệt là ở ngay chân lông mi của bé. Khi bé bị viêm bờ mi, mí mắt sẽ sưng, đỏ, rát, nổi hạt li ti. Nếu bị nặng, bé có thể bị rụng lông mi; mí mắt sưng, nóng rát, ngứa ngáy và chảy nhiều nước mắt.
Viêm bờ mi tuy không ảnh hưởng đến thị lực; nhưng gây khó chịu cho bé. Ngoài ra, nếu để lâu, bệnh này có thể dẫn đến các bệnh khác; về mắt như lẹo, chắp và viêm kết mạc – khó khăn hơn cho việc điều trị.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi có thể gây ra do bé bị viêm da tiết bã nhờn; (da đầu nhiều gàu và quanh vùng mắt có nhiều mảng da khô bong tróc), mắt nhiễm khuẩn, tuyến dầu của mí mắt hoạt động quá đà hay thậm chí tất cả các nguyên nhân trên cộng lại.
Triệu chứng khi trẻ bị viêm bờ mi
Nếu con bạn bị viêm bờ mi, mí mắt của trẻ có thể đỏ, có vảy, sưng và kích ứng.
Mi bị đóng vảy khi trẻ thức dậy vào buổi sáng.
Mi mắt có thể bị bỏng hoặc ngứa; và con bạn có thể cảm thấy như có gì đó trong mắt khi chớp mắt. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng chảy nước mắt rất nhiều.
Viêm bờ mi có thể dẫn đến các tình trạng khác về mắt, chẳng hạn như: Lẹo mắt, chắp (chalazion) hoặc các vấn đề với phim nước mắt; (có thể dẫn đến chảy nước mắt nhiều hoặc khô mắt; do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc). Viêm bờ mi có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu; nhưng nó thường không gây ra các vấn đề về thị lực.
Phương pháp điều trị
Khi con bạn nhiễm bệnh viêm bờ mi, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi chuyên ngành nhãn khoa ngay. Bác sĩ là người có chuyên môn để xử lý bệnh triệt để và ngăn ngừa bệnh không trở nên nặng hơn.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị, trong đó bao gồm 1 vài lưu ý khi chăm sóc mắt cho con như:
– Nhỏ nước muối hay thuốc kháng sinh, thuốc bôi theo chỉ dẫn.
– Vệ sinh mắt hàng ngày cho bé theo các bước: Dùng gạc sạch, ẩm và ấm đắp lên mắt bé vài phút. Có thể lau mắt cho bé bằng nước muối Natri Clorid 0,9% hoặc lấy vài giọt dầu gội dành cho bé sơ sinh pha với nước rồi lau mắt cho bé. Lau khô bằng một chiếc gạc sạch. Nhớ lau thật nhẹ, tránh chà xát ảnh hưởng đến mắt bé.
– Hạn chế đề bé dụi tay vào mắt.
Cách phòng bệnh viêm bờ mi
– Vệ sinh nơi ăn chốn ở sạch sẽ, vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh tiêu hóa như táo bón, viêm ruột…
– Vệ sinh mắt sạch sẽ: Dùng nước sạch, khăn sạch để rửa mặt, đeo kính bảo vệ mắt tránh các yếu tố kích thích như gió, bụi, ánh sáng, dị vật. Nên chọn kính tốt cho bé, đừng tiếc tiền mà mua cho con bạn kính kém chất lượng. Như vậy sẽ càng hại mắt bé hơn
Bệnh viêm bờ mi sau khi chữa khỏi vẫn có thể tái phát ở trẻ. Chính vì vậy, bạn hãy tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho bé và hơn cả là giúp bé có một sức đề kháng thật tốtđể đương đầu với mọi loại bệnh.
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm bờ mi; và biết cách chăm sóc trẻ hiệu quả thông qua bài viết này của HHI .
Nguồn: blogsuckhoe.com