Một số điều cần biết để phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

Một số điều cần biết để phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

18/02/2021 0 Lê Hương 273
4 phút, 1 giây để đọc.

Loãng xương là một trong những bệnh lý gặp nhiều ở người cao tuổi từ (khoảng 60 – 75 tuổi). Bệnh loãng xương ở người già không có dấu hiệu rõ ràng nên khi phát hiện bệnh thì cơ thể mất khoảng 30% khối lượng xương. Điều này là một trong những vấn đề sức khỏe mà hầu như ai cũng phải đối mặt. Chúng ta cần phải hiểu về căn bệnh này để có biện pháp điều trị cũng như phòng chống bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay các nhà khoa học đang từng bước nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.

Bệnh loãng xương được hiểu như thế nào?

Loãng xương(còn gọi là cấu trúc xương thưa, xốp xương): Đây là tình trạng giảm các khối lượng xương, cấu trúc mô xương bị tổn thương khiến chúng giòn, dễ lún các đốt sống và dễ gãy.

Loãng xương là căn bệnh phổ biến xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên ở cơ thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu khi vận động nên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Biểu hiện ban đầu của bệnh loãng xương vô cùng khó phát hiện chỉ có một số triệu chứng nhẹ. Càng về sau khối lượng khoáng chất của hệ xương khớp mất đi càng nhiều; những biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn gây không ít phiền toái cho người bệnh.

Bệnh loãng xương được hiểu như thế nào?

Lý do tại sao người già hay mắc bệnh loãng xương?

Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì các hệ cơ quan như tiêu hóa; bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém; dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương; khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn.

Do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống động kinh, các loại thuốc kháng viêm dài ngày khiến cho sự hấp thụ canxi của cơ thể kém đi.

Quá trình hấp thụ canxi ở người cao tuổi kẽm đi khiến cho cấu trúc xương thiếu chắc khỏe.

Do mắc phải các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Do ít vận động hoặc chấn thương.

Lý do tại sao người già hay mắc bệnh loãng xương?

Một số triệu chứng nhận biết bệnh

Khi người già mắc chứng bệnh loãng xương thì biểu hiện cũng không khác gì so với tuổi trung niên. Cụ thể, những dấu hiệu ban đầu nhận biết tình trạng loãng xương ở người già bạn nên biết như:

  • Đau nhức các đầu xương như: đau xương dài; đau toàn thân và thường đau về đêm hoặc thay đổi tư thế.
  • Đau cột sống: đau liên hồi phần xương cột sống; tình trạng nặng có thể cong vẹo cột sống, gù lưng.
  •  Các triệu chứng toàn thân như cảm giác ớn lạnh; hay bị chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, ở những người cao tuổi bị loãng xương thường kem theo đó là các bệnh như cao huyết áp; tiểu đường, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp, thừa cân,…

Làm thế nào để phòng bệnh và điều trị?

 Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày: Nhiều người cho rằng bị loãng xương thì không nên vận động tuy nhiên tập thể dục lại là biện pháp hỗ trợ các khớp xương chắc khỏe và khỏe khoắn hơn. Nên thường xuyên rèn luyện cơ thể với những bài tập đi bộ, dưỡng sinh, tập yoga,…

Cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết: Chế độ ăn uống nhiều canxi cũng góp phần cải thiện chế độ ăn uống nhiều hơn. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày; tăng cường ăn hải sản (tôm, cua, sò, cá), rau có màu xanh đậm;….để bổ sung canxi, vitamin D và MK7.

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung những dưỡng chất này dưới dạng thực phẩm chức năng với một liều lượng vừa đủ theo ý kiến tư vấn của chuyên gia. Xây dựng chế độ ăn uống tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày gồm: sữa, hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, mộc nhĩ, bông cải xanh, bắp cải, rau bina,….

Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá vì chúng gây cảm trở tới việc điều trị bệnh; và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để phòng bệnh và điều trị?

Hy vọng với những thông tin hhi cung cấp về bệnh loãng xương ở người già trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc và giúp mọi người có giải pháp chăm sóc sức khỏe xương tốt hơn.

Nguồn: dantridoisong.com