
Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em vào mùa nắng nóng
26/02/2021Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa có thể lây lan nhanh; qua bàn tay không đảm bảo vệ sinh, thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm và gây thành dịch trên diện rộng; nhất là ở những khu vực đông dân cư, dùng chung nước uống, sinh hoạt. Đặc biệt mùa nắng nóng còn là thời điểm; mà các loại vi khuẩn, vi rút sinh sôi, nảy nở và phát triển.
Một thực tế cho thấy vào mùa hè nắng nóng; cũng là lúc thời tiết môi trường trở nên hanh khô; làm cho độ ẩm trong không khí khá cao; tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh; như vi khuẩn, siêu vi khuẩn (còn gọi là vi rút)…dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ rất dễ mắc bệnh; vì trẻ em có sức đề kháng còn yếu kém. Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa nắng nóng; cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh; để bảo vệ con trẻ trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này.
Đối với trẻ em, tiêu chảy cấp vẫn được xem là một trong những bệnh lý phổ biến; và được xem là một trong những “hung thần”. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em dưới 2 tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,5 tỉ lượt trẻ em bị tiêu chảy; trong đó có từ 1,5 – 2,5 triệu trường hợp tử vong; phần lớn trẻ tử vong do tình trạng mất nước nặng dẫn đến suy kiệt và trụy mạch.
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học được công bố; tại Mỹ và những quốc gia đang phát triển bệnh tiêu chảy; thường do các loại vi sinh vật như: vi khuẩn, siêu vi trùng (thường gọi là virút); hoặc vi nấm có hại tấn công hệ tiêu hóa và gây các loại bệnh tiêu chảy trên người.
Mục lục
Đôi nét về bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng ở trẻ em
Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa nắng nóng.
Căn bệnh này thường làm cho cơ thể người bệnh mất nước, rối loạn điện giải gây nên tình trạng suy kiệt, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng lúc.
Vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm và vệ sinh môi trường kém là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh trên người. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng cao cũng làm cho thực phẩm dễ bị lên men và nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng khả năng lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.
Bệnh tiêu hóa có thể lây lan nhanh qua bàn tay kém vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn và gây thành dịch lớn, nhất là ở khu vực đông dân cư, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.
Bệnh tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, sốt cao, khô họng và da, nước tiểu ít hoặc không có, cảm giác mệt lã, chóng mặt, khát nước.
Đa số các trường hợp tiêu chảy nhẹ, không có biểu hiện nghiêm trọng thì có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà.
Lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng; Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo:
Trong quá trình điều trị, việc bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước mất là mục tiêu hàng đầu.
Phụ huynh phải thực hiện việc bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày. Đối với trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và uống nhiều nước chín là được.
Ngoài việc uống nước chín, phụ huynh có thể cho trẻ uống nước canh, nước cháo, đậu nành, sữa chua, nước cam vắt không đường…
Một số lưu ý phòng bệnh mùa nắng nóng
Không nên cho trẻ uống các loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy ngay hay nước ổi… điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ mà còn làm bệnh ở trẻ nặng hơn.
Cung cấp chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết; cho bệnh phục hồi nhanh hơn. Thức ăn là loại thức ăn mềm, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy thông thường. Trong số đó, thuốc có hoạt chất diosmectite là loại thuốc; được khuyến cáo bởi các Tổ chức/Hiệp Hội Y khoa tại Việt Nam; và trên thế giới trong điều trị tiêu chảy.
Diosmectite là thuốc vừa điều trị tiêu chảy; vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, an toàn cho cả trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.
Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất; để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là 1 số lưu ý phòng bệnh trẻ em mùa nóng mà HHI gợi ý cho các bậc phụ huynh.
Nguồn: blogsuckhoe.com