Những điều về bệnh viêm xoang ở trẻ em mà phụ huynh cần biết

Những điều về bệnh viêm xoang ở trẻ em mà phụ huynh cần biết

26/02/2021 0 Trần Uyên 716
6 phút, 7 giây để đọc.

Tuy tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ em thấp hơn người lớn; nhưng bệnh viêm xoang của trẻ nhỏ vẫn cần được quan tâm nhiều hơn; vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, tinh thần của trẻ và có thể để lại biến chứng. Do đó việc phòng bệnh cho trẻ và phát hiện dấu hiệu bé bị nhiễm bệnh là rất quan trọng.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ; trong đó nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất.

Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae; Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa); E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản; di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.

Bình thường các xoang và đường hô hấp trên có liên quan mật thiết với nhau; và khi một bộ phận bị viêm thì nguy cơ sẽ lan sang bộ phận khác.

Vì vậy, khi trẻ bị viêm họng, mũi, amidan, VA; do vi khuẩn gây ra mà không được điều trị dứt điểm thì chúng sẽ lan đến các xoang và gây viêm xoang.

Ngoài ra viêm xoang ở trẻ cũng có thể do hiện tượng dị ứng (viêm xoang dị ứng). Viêm xoang dị ứng thường hay xẩy ra nhất với trẻ có cơ địa dị ứng; như đã hoặc đang mắc bệnh chàm (exsema); viêm phế quản co thắt (hen phế quản); viêm da dị ứng (sẩn, ngứa, mề đay…).

Những triệu chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ

Hệ thống xoang không phải đã hoàn thiện ngay từ khi trẻ sinh ra. Lúc mới sinh, trẻ chỉ có xoang sàng nằm ở khu vực; trên hốc mũi, giữa hai bên mắt, dưới trán một chút. Hệ thống xoang dần phát triển khi trẻ lớn lên; xoang hàm xuất hiện khi trẻ được 3-4 tuổi; xoang bướm và xoang tráng hình thành khi trẻ 7-8 tuổi.

Do kích thước xoang của trẻ rất nhỏ; do đó các triệu chứng bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ không đặc hiệu như người lớn; mặt khác do trẻ còn nhỏ chưa tự miêu tả được triệu chứng mình gặp phải; do đó việc khai thác bệnh sử để chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.

Nghi ngờ trẻ mắc bệnh viêm xoang khi: Sau một đợt viêm đường hô hấp cấp kéo dài trên một tuần, trẻ vẫn còn các triệu chứng như sốt nhẹ, nước mũi có màu vàng hoặc xanh đặc, có mùi hôi, hay bị ho nhiều vào ban đêm, dễ nôn ọe, hơi thở ngắn do bị nghẹt mũi, hay ngủ ngáy, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, mắt có quầng thâm, cơ thể mệt mỏi. Trẻ lớn hơn hay than phiền bị đau đầu, nặng vùng mặt, phù nề quanh mắt, đau răng,…

Tùy theo thời gian diễn biến bệnh, viêm mũi xoang ở trẻ em chia thành ba thể đó là:

Viêm xoang cấp tính: thời gian bệnh kéo dài dưới 4 tuần

Viêm xoang bán cấp: bệnh kéo dài từ 4-8 tuần

Viêm xoang mạn tính: kéo dài ít nhất từ 8-12 tuần dù có được điều trị

Bệnh viêm xoang ở trẻ em mạn tính: các triệu chứng bệnh kéo dài tuy nhiên mức độ rầm rộ ít hơn. Trẻ bị sốt nhẹ từng đợt, ho kéo dài, khàn tiếng, đau tai, ù tai, ngạt mũi, sổ mũi, mũi mất khả năng ngửi mùi,…

Những biến chứng có thể xảy ra

Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em nghèo nàn hơn và khó chẩn đoán hơn viêm xoang ở người lớn tuổi.

Thường trẻ em bị viêm xoang cấp tính thì có viêm họng, sốt nhẹ, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần.

Ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu (với trẻ nhỏ thì biểu hiện quấy khóc và ít chịu chơi). Đồng thời thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.

bệnh viêm xoang

Trong trường hợp trẻ bị viêm xoang mạn tính thì ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài do không được điều trị dứt điểm và bệnh tái đi, tái lại nhiều lần trong một năm.

Nên lưu là viêm xoang ở trẻ cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản, phế quản.

Ngoài ra có thể biến chứng ở mắt như nhiễm trùng hổ mắt, viêm thần kinh thị giác. Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não – não.

Phương pháp phòng bệnh viêm xoang ở trẻ

Những việc cần làm

Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai thì cần đưa cháu đi khám bệnh, tốt nhất là khám các bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng có kinh nghiệm để được thầy thuốc khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác.

Khi bác sỹ khám bệnh và kê đơn cho trẻ; thì người nhà của trẻ cần thực hiện đúng theo đơn (dùng đủ liều và đủ ngày) và cũng không nên điều trị giữa chừng rồi tự động ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc.

Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ; tuy đơn giản nhưng rất có ích lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng, trong đó có bệnh viêm xoang.

Phòng bệnh viêm xoang mùa lạnh

Mùa lạnh cần mặc ấm cho trẻ và khi tắm rửa nên ở phòng kín gió và cần dùng nước ấm. Tắm rửa xong, cần lau khô tóc và cơ thể bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho trẻ.

Khi cho trẻ ra ngoài đường (đưa đi chơi hoặc đưa đi học); cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất (mùa lạnh); và nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi; vì bụi mang rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh.

Ở trẻ có cơ địa dị ứng kèm theo thì nên cho bác sỹ khám bệnh biết; để có thêm thông tin giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác và chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp hơn.

Sau khi trẻ đi học hay đi chơi về nên giỏ nước muối sinh lý vào 2 lỗ mũi; để rửa sạch mũi giảm hiện tượng vi sinh vật bám vào. Cần cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là cách phòng bệnh viêm xoang ở trẻ mà HHI chia sẻ; để các bậc phụ huynh tham khảo.

Nguồn: blogsuckhoe.com