Phòng bệnh cúm cho trẻ em vào mùa lạnh cha mẹ không nên bỏ qua
26/02/2021Mùa đông, thời tiết có độ ẩm thấp và nhiệt độ giảm Đây là điều kiện giúp cho các loại virus gây bệnh cúm phát triển. Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh cúm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thể nào để phòng bệnh trẻ em tốt nhất khi thời tiết chuyển mùa? Hãy xem ngay bài viết bên dưới nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm
Theo nghiên cứu và thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); mỗi năm có hơn 1/3 trẻ em trên toàn cầu mắc bệnh cúm. Đây là 1 trong những căn bệnh xếp vào nhóm có tỷ lệ trẻ em tử vong cao. Một số nguyên nhân gây nên bệnh cúm ở trẻ em:
- Thời tiết: ở nơi có độ ẩm thấp và nhiệt độ thấp. Đặc biệt là vào mùa đông dễ phát tán bệnh cúm.
- Môi trường: nơi sống không thông thoáng, dân số đông, ô nhiễm hoặc ẩm thấp dễ làm virus lan truyền nhanh hơn.
- Phương tiện công cộng: đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus nhất. Bởi vì khoảng cách giữa người bệnh và người bình thường là dưới 1m. Rất dễ hít phải các giọt bắn từ người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phân biệt bệnh cúm và bệnh cảm lạnh thông thường
Bệnh cúm và cảm lạnh là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Dù bệnh có triệu chứng tương tự nhau. 3 sự khác biệt được thể hiện sau đây:
– Tác nhân gây bệnh: cảm lạnh thường do 1 số siêu vi đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus,… xâm nhập vào cơ thể gây ra. Còn bệnh cúm là do virus cúm có tên tiếng anh là Influenzae gây ra.
– Triệu chứng: bệnh cảm thông thường sẽ ở thể nhẹ hoặc trung bình. Khiến trẻ hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, cơ thể có chút mệt mỏi,.. Nhưng bệnh cúm lại có biểu hiện rõ nét qua 3 triệu chứng sau:
- Hội chứng nhiễm trùng: trẻ thường bị sốt cao liên tục 39 – 40 độ C khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.
- Hội chứng đau nhức: nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.
- Hội chứng viêm long đường hô hấp: xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng.
– Khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em qua 6 nguyên tắc
Mẹ cần đảm bảo 3 nguyên tắc dưới đây để giúp con phòng bệnh cảm cúm hiệu quả:
Rửa tay thường xuyên
– Trẻ từ khoảng 1 tuổi cần rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về nhà.
– Đến độ tuổi đi học, các trường học cũng nên giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và súc miệng sau mỗi buổi dạo chơi công viên. Thậm chí sau khi đến trường; trẻ còn có ý thức tự giác tự ra bồn rửa tay rồi mới vào lớp.
– Đối với các cha mẹ muốn đón bé sau giờ học, họ cũng cần tuân thủ quy định đứng trước cửa lớp; nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn và phát tán bụi vào cho các con.
– Việc cắt móng tay của các bé cũng được chú trọng để đảm bảo vệ sinh; tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.
Tham khảo thêm các bài viết của chuyên mục phòng bệnh trẻ em.
Đồ dùng cá nhân
Mỗi bé đến tuổi đi mầm non đều được cha mẹ chuẩn bị 1 bộ đồ dùng cá nhân gồm 1 chiếc khăn lau tay, cốc, thìa, nĩa, 2-3 cái khăn ăn, yếm (cho trẻ dưới 3 tuổi); 2 bộ quần áo, và 4-5 cái bỉm (nếu bé vẫn cần dùng). Sau mỗi buổi học, cha mẹ sẽ được nhận lại bộ đồ dùng này để giặt rửa và mang đồ mới đến cho con vào ngày hôm sau.
Tập thể dục
– Vào buổi sáng tại các trường mầm non; các bé sẽ được tham gia các trò chơi vận động cũng như đi dạo để tăng cường sức khỏe.
– Sau khi hoạt động mạnh, bé cũng cần được rèn luyện thói quen tự bổ sung nước cho cơ thể.
Thói quen sinh hoạt
Cha mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho bé như sau:
– Ngày ăn đủ 3 bữa
– Đi ngủ sớm
– Dậy sớm đúng giờ
Giữ nhiệt độ phòng ở 27-28 độ C
Đảm bảo đúng nguyên tắc này, cha mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.
HHI hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã biết cách bảo vệ con trẻ khỏi bệnh cúm khi trời chuyển lạnh nhé.
Nguồn: trungtamytequan4.medinet.gov.vn