Tầm quan trọng của sản phẩm chứa natri trong việc phòng bệnh Glôcôm

Tầm quan trọng của sản phẩm chứa natri trong việc phòng bệnh Glôcôm

14/02/2021 0 Lê Hương 1,022
3 phút, 37 giây để đọc.

Bệnh glôcôm hiện đã trở thành nguyên nhân thứ hai gây mù lòa sau bệnh đục thể thủy tinh, vì thế phòng bệnh glôcôm là rất quan trọng. Thế nhưng, do thiếu kiến thức nên nhiều người không phát hiện và điều trị kịp thời khi mắc bệnh. Hậu quả là có không ít người bị mất đi ánh sáng vĩnh viễn vì chủ quan với căn bệnh này. Do đó, nên phòng ngừa ngay từ đầu tuy nhiên không phải ai cũng biết cách. Trong đó thức ăn chứa natri góp phần lớn trong việc phòng bệnh.

Cần nhận biết sớm các triệu chứng

Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột vào lúc chiều tối; khi bệnh nhân đọc sách hoặc trong cơn xúc cảm mạnh. Triệu chứng cảnh báo bệnh thiên đầu thống gồm:

  • Đau nhức mắt dữ dội, cơn đau lan ra nửa đầu cùng bên.
  • Mắt căng, tức.
  • Nhìn mờ, có thể thấy màn sương trước mắt, tầm nhìn bị thu hẹp.
  • Chảy nước mắt, mắt đỏ.
  • Sờ vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng.
  • Giác mạc sưng phù nề, mờ đục.
  • Đau đầu âm ỉ, nhức nhối.
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn.
  • Sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

Cần nhận biết sớm các triệu chứng

Làm thế nào để phòng bệnh glocom?

Việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt (có thành phần corticoid); không có chỉ định của bác sĩ khiến cho mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài. Thế nhưng, nhiều người bị các bệnh về mắt coi các thuốc chứa corticoid như loại “thuốc thần” bởi khi nhỏ vào nhanh hết ngứa, đỏ mắt. Không ít người dùng kéo dài; hoặc cứ thấy mắt cộm cộm là ra hiệu thuốc mua thuốc corticoid về nhỏ. Điều này rất nguy hiểm.

Thậm chí, nhiều bệnh nhân do sử dụng thuốc nhỏ có corticoid kéo dài vào viện trong tình trạng giác mạc đục như cùi nhãn; căng tức như bị vật gì đó bóp nghẹn, mờ mắt trông thấy, nhãn áp tăng vọt.

Làm thế nào để phòng bệnh glocom?

Bổ sung thức ăn chứa nhiều natri

Ăn chế độ ăn chứa nitrat, đặc biệt là từ các loại rau lá xanh; có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh glôcôm, theo nghiên cứu trên tạp chí nhãn khoa JAMA Ophthalmology.

Hơn 104.000 người được chia thành năm nhóm dựa trên lượng nitrat có trong chế độ ăn uống của họ, dao động trung bình hàng ngày từ 80 mg đến 240 mg. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm dùng chế độ ăn uống chứa nitrat cao nhất có liên quan với 20% đến 30% nguy cơ thấp hơn cho bệnh glôcôm góc mở, phòng bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, 10 khẩu phần rau xanh mỗi tuần; tương đương khoảng 1,5 ly mỗi ngày, đã có ảnh hưởng lớn nhất để giảm nguy cơ bệnh glôcôm góc mở. Các nguồn thực phẩm hàng đầu bao gồm rau diếp, cải xoăn, mù tạt, củ cải, củ dền, khoai tây…

Bổ sung thức ăn chứa nhiều natri

Lựa chọn các sản phẩm chứa natri phù hợp

Bệnh glôcôm có thể xảy ra khi áp lực tích tụ từ dịch lỏng mắt mà không thoát đúng cách. Áp lực này có thể làm hỏng các sợi thần kinh và thần kinh thị giác từ võng mạc và dẫn đến mất thị lực. Bệnh glôcôm cũng có thể phát triển khi có sự tưới máu thấp cho các dây thần kinh thị giác.

Nitrate có thể giúp cả hai vấn đề. “Lượng nitrat cao hơn dẫn đến tăng oxid nitric trong cơ thể, và oxit nitric có thể duy trì nhãn áp bình thường bằng cách điều hòa các mô của con đường thoát dịch,” Tiến sĩ Kang nói. “Ngoài ra, oxid nitric giúp giãn các mạch máu và có thể cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác.”

Tất nhiên, bạn phải chọn rau củ quả “sạch”; chứa lượng nitrat cho phép, không ảnh hưởng xấu lên sức khỏe; nếu cách trồng trọt không đúng và lạm dụng phân bón có thể làm cho lượng nitrat cao trong rau quả vượt ngưỡng cho phép thì rõ ràng không phải rau “sạch” như mong muốn.

Bài viết mà hhi mang đến hi vọng sẽ bổ sung thêm nhiều thông tin cần thiết dành cho bạn.

Nguồn: blogsuckhoe.com