Ngành tài chính Việt Nam trụ vững trước cơn bão Covid-19

Ngành tài chính Việt Nam trụ vững trước cơn bão Covid-19

17/02/2021 0 Bùi Nga 382
5 phút, 7 giây để đọc.

Năm 2020 là năm có nhiều biến động phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; các hoạt động sản xuất – thương mại; cũng như thương mại quốc tế và hoạt động du lịch đã giảm sút nghiêm trọng.Để ứng phó trước tác động mạnh của đại dịch; Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách tài khóa hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch COVID-19 như: miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu khẩu. Chính nhờ những nỗ lực này mà ngành tài chính đã đạt được những kết quả vô cùng khả quan.

Vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế

Vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bám sát tình hình thực tiễn; Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các phương án điều hành thu; chi và cân đối NSNN phù hợp với các kịch bản tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh; củng cố nền tảng vĩ mô; thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giữ vững cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp ở địa phương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa quyết liệt phòng; chống dịch hiệu quả; vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự xã hội”.

Trong khi lợi nhuận khối phi tài chính giảm mạnh; cả ba ngành nhóm tài chính lại có doanh thu ;và lợi nhuận cùng tăng trưởng tốt trong quý IV ;và cả năm 2020.

Nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup vừa có báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh quý IV ;và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó; hai nhóm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính có kết quả trái ngược; khi một bên tăng cao hơn cả giai đoạn trước Covid-19; còn một bên giảm sâu.

Nhóm ngân hàng

Ở nhóm ngân hàng; tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc mở rộng biên lãi ròng (NIM) do lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn thực tế nhờ Thông tư 01 và một số ngân hàng ghi nhận một phần lợi nhuận từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm; thu nhập từ đầu tư chứng khoán.

Trong đó, nhiều ngân hàng tư nhân ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn nhóm quy mô lớn, điển hình là TCB (tăng 23%); ACB (tăng 27,8%); VIB (tăng 42,1%) và ngân hàng mới niêm yết OCB ( tăng 37%).

Tuy nhiên, theo nhóm phân tích, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng này không mang tính “bền vững” và có thể là rủi ro đối với lợi nhuận ngân hàng năm 2021. Nguyên nhân là lãi suất huy động tiếp tục giảm, Ngân hàng Nhà nước đang sửa Thông tư 01 theo hướng siết chặt hơn các quy định về trích lập dự phòng và động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

>>> Xem thêm các bài viết về tài chính – thị trường

Nhóm bảo hiểm

Trong nhóm bảo hiểm, nhờ chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận kế toán quý IV và cả năm tăng mạnh; chủ yếu đến từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (PVI, BIC, ABI, và PTI).

Tăng trưởng lợi nhuận còn có sự đóng góp đáng kể từ lãi kinh doanh cổ phiếu. Với PVI; thu nhập tài chính tăng 38,4%, trong đó lãi từ kinh doanh cổ phiếu chiếm gần 40% và gấp ba lần cùng kỳ.

Nhóm bảo hiểm

Với nhóm chứng khoán, tăng trưởng trong năm 2020 phần lớn đến; từ thanh khoản gia tăng nhờ sự tham gia tích cực của nhà đầu tư cá nhân; và đẩy mạnh cho vay giao dịch ký quỹ.

Giá trị giao dịch bình quân trên HoSE năm 2020 gấp nhiều lần cùng kỳ. Trong khi đó, tại thời điểm cuối quý IV; dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đã tương đương 5,1% giá trị vốn hóa; đã điều chỉnh theo free-float; tăng từ mức 2,7% tại cuối quý I/2018 (hơn 1 tuần trước khi VN-Index đạt đỉnh).

Nhóm doanh nghiệp phi tài chính

Khác với nhóm tài chính, sự suy giảm lợi nhuận diễn ra phổ biến trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính.

Tăng trưởng lợi nhuận khối này đã nằm trong xu hướng đi xuống kể từ năm 2018; và dịch Covid-19 bùng phát khiến kết quả có phần tiêu cực. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của khối này giảm hơn 22%, trong đó 8/16 ngành phi tài chính giảm mạnh lợi nhuận.

Bất động sản đóng góp 26,5% lợi nhuận khối phi tài chính trong năm 2020; nhưng lợi nhuận giảm hơn 20% so với năm 2019. Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm mạnh. Với nhóm ngành thực phẩm và đồ uống; lợi nhuận giảm 7,4% chủ yếu do Masan hợp nhất khoản lỗ từ VinCommerce. Nếu không tính đến khoản lỗ này; lợi nhuận ngành này tăng 5,7% nhờ chăn nuôi (DBC); bia (BHN) và đường (SBT).

Ngược lại; ngoài tài nguyên cơ bản; ngành công nghệ thông tin cũng có kết quả tương đối tích cực với lợi nhuận tăng 10,6%; đứng đầu là FPT (tăng gần 29%) ;và CMG (tăng gần 6%) nhờ đẩy mạnh cung cấp giải pháp công nghệ về chuyển đổi số. Hy vọng bài viết này của HHI sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Nguồn: vnexpress.net